Khi bạn có nhu cầu xây dựng nhà cửa hay một số công trình nào đó, bạn cần phải xin giấy phép xây dựng nhà cửa. Nhiều người thường thắc mắc không biết lệ phí xin giấy phép xây dựng hết bao nhiêu tiền. Để giải đáp thắc mắc trên, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời.
Mục Lục
1. Các loại lệ phí xin giấy phép xây dựng
Xin giấy phép xây dựng hết bao nhiêu tiền
Giấy phép xây dựng là một thủ tục hành chính vô cùng quan trọng mà bạn cần phải xin cấp trước khi tiến hành xây dựng nhà ở. Những loại giấy tờ, hồ sơ mà bạn cần có cho giấy phép xây dựng bao gồm:
Lệ phí bạn cần bỏ ra khi xin giấy phép xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ, lệ phí xin giấy cấp phép xây dựng những công trình khác và cả những khoản như gia hạn giấy phép xây dựng… hoặc có thể là phí như thẩm định hoặc kiểm tra.
Trên đây là những loại giấy tờ, thủ tục bạn cần phải đóng lệ phí khi xin giấy phép xây dựng nhà ở. Vậy đối tượng nào cần phải đóng lệ phí? Hãy cùng đọc hết bài này nhé.
2. Những đối tượng cần phải có nghĩa vụ phải đóng lệ phí xin giấy phép xây dựng
Xin giấy phép xây dựng hết bao nhiêu tiền
Tuy nhiên, việc xin giấy phép xây dựng không phải đối tượng nào cũng cần phải đóng lệ phí. Vậy những đối tượng nào có nghĩa vụ phải đóng lệ phí cho nhà nước và có những công trình xây dựng nào không cần phải đóng lệ phí? Theo những quy định tại điều khoản trong nghị định 52 của chính phủ năm 1999 về việc Ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng thì những đối tượng không cần đến giấy phép xây dựng đó là:
– Những công trình nhà ở công cộng được đầu tư bởi thủ tướng chính phủ cũng như những công trình dùng để bảo vệ an ninh quốc phòng thì không cần giấy phép xây dựng.
– Những công trình được xây dựng từ dự án sử dụng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, những khu công nghiệp tập trung thì không cần phải xin giấy phép.
– Bên cạnh đó, những công trình thuộc dự án đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng những khu đô thị mới đã được nhà nước duyệt được quy định là không cần phải đóng lệ phí giấy phép xây dựng.
– Ngoài ra, những công trình nhà ở được xây dựng cho người dân được miễn phí cấp giấy phép xây dựng được ghi rõ trong điều khoản của nghị định số 52 của chính phủ năm 1999.
Những đối tượng cần phải xin giấy phép xây dựng công trình nhà ở cần phải nộp phí xin giấy phép xây dựng là những cơ quan, tổ chức được quy định tại nghị định 52 của chính phủ năm 1999 tại điều 41.
3. Lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở cho người dân
Với những thông tin bên trên chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về các loại lệ phí xin cấp phép xây dựng nhà ở cũng như những ai cần phải đóng lệ phí. Vậy khoản phí xin giấy phép xây dựng hết bao nhiêu tiền? Sau đây là câu trả lời cho bạn.
Xin giấy phép xây dựng hết bao nhiêu tiền
Đối với khoản lệ phí đóng để xin giấy phép xây dựng mới, bạn cần lưu ý đến các trường hợp.
- Những người dân khi xây dựng nhà cửa riêng lẻ thì chỉ cần đóng 50 nghìn đồng 1 tờ giấy phép xây dựng.
- Những công trình xây dựng riêng lẻ khác thì sẽ cần 100 nghìn đồng 1 giấy phép xây dựng.
- Trong một số trường hợp cần gia hạn giấy phép xây dựng thì chỉ cần 10.000 đồng 1 tờ
Tuy nhiên, ở một số tỉnh thành khác nhau thì sẽ cần đóng những mức lệ phí khác nhau. Vậy chi phí theo từng tỉnh thành là bao nhiêu? Dưới đây là câu trả lời cho bạn.
Sau đây là lệ phí xin giấy phép xây dựng cho một số công trình nhà ở riêng lẻ cho người dân như tại Hà Nội, bạn cần phải đóng 75000 đồng một tờ giấy phép, tại thành phố hồ chí minh thì một tờ giấy phép xây dựng cần đóng 50000 đồng, tương tự với Đà Nẵng và Hải Phòng.
Những công trình mới cần được xây dựng cũng có sự chênh lệch. Ví dụ ở Hà Nội bạn cần bỏ ra 150 nghìn đồng cho một tờ giấy cấp phép còn đối với Hải Phòng thì chỉ mất 100 nghìn đồng 1 tờ giấy phép.
Lệ phí gia hạn giấy phép xây dựng ở một số tỉnh thành như Hà Nội là 15 nghìn đồng một tờ giấy phép, còn đối với Hải Phòng, bạn chỉ cần bỏ ra 10 nghìn đồng cho một tờ giấy phép.
Lời kết
Trên đây là những điều bạn cần lưu ý khi xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở. Chắc hẳn qua đây, bạn đã có thể giải đáp được câu hỏi xin giấy phép xây dựng hết bao nhiêu tiền rồi đúng không nào. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn khi trong quá trình xin giấy phép xây dựng nhà ở bạn nhé. Chúc bạn luôn suôn sẻ.